Sống trên đời, biết cách chắp tay, cúi đầu cẩn kính thì mọi chuyện rồi sẽ ổn thoả thôi!
Có những người khi biết tôi theo Phật thường hỏi tôi theo tông phái nào. Thiền tông hay mật tông, tịnh độ tông hay nguyên thuỷ Phật giáo?
Khi nghe tới đây, thường tôi chỉ cười chứ ít khi trả lời.
Người ta thường nói, chân lý thì chỉ có 1, phương pháp thì khác nhau.
Nôm na như câu nói mọi con đường đều dẫn đến hồ gươm vậy. Đi đường nào quanh co 1 lúc rồi thì cũng đến đích.
Đường thẳng thì đến nhanh
Đường vòng thì đến chậm
Đường bê tông thì dễ đi
Mà đường đất thì bùn bám cản trở.
Thực tế trong việc tu tập, theo tông nào vốn không quan trọng, vì đích đến cơ bản là giống nhau. Tìm lấy sự giải thoát, truy được sự an nhiên.
Tông phái khác nhau cũng chỉ giống như con đường khác nhau vậy.
Vậy nên sẽ không có tông nào tốt nhất, mà chỉ có tông phái hợp nhất. Con đường nhiều duyên nhất để mỗi cá nhân đi mà thôi.
Người đời thường sa vào nghi thức, lậm vào những thủ tục.
Có những người chỉ sợ người khác không biết mình là người có tu tập - đi khoe khắp chốn rằng mình đang theo thầy nọ thầy kia
Có những người lại chỉ mải mê học những cái nhánh rẽ, nào là pháp ấn nào là bắt quyết, nào là tịnh chú.
Lại có những người bụng 1 trời kinh sách, nhưng hành xử lại như phương vô lại, tiểu nhân. Nơi chốn linh thiêng thì nở miệng phun hoa, lời vàng ý ngọc. Ra xã hội bên ngoài lại như phường vô lại, chửi thề vọng trời xanh .
Những người đó có lẽ đã quên mất cái tinh thần tối cao khi theo Phật là gì ? Có lẽ đã quên mất tại sao ta lại bén duyên với Phật.
Có lẽ họ đã quên
"Phật pháp bất li thế gian pháp"
Phật không chỉ hiển linh nơi chốn Chùa Đền, mà còn hiện hữu trong từng hành động của chúng ta vậy.
Chung ta tu tập, chúng ta theo Phật. Không phải để thể hiện, không phải để tỏ vẻ, cũng không phải để tụ tập cho vui hay để theo những lý thuyết giáo điều. Không phải để theo những nghi thức mà ta cho là "tốt" nhưng chưa thật sự "hiểu".
Chúng ta theo Phật để truy theo cái giáo lý tối cao của Ngài, để hiểu để giác ngộ, để biết thế nào là chân, thiện mỹ.
Chúng ta theo Phật để từ từ từng bước hoàn thiện những thiếu sót của bản thân.
Chúng ta theo Phật để hiểu thế nào là buông bỏ, để hiểu thế nào là nhân quả, để mài giũa trui rèn đi những góc cạnh, những nhược điểm của bản thân mình.
Và hơn tất cả chúng ta theo Phật, để tâm ta được an, để dạ ta được vui. Không truy cầu hết tham hết sân hết si, mà chỉ mong có thể cười an nhiên trong cuộc sống bon chen thường nhật.
Và khi đấy, tông nào cũng thế , phái nào cũng vậy.
Miễn là ta theo Phật, theo tinh thần của Phật. Thế là đã đủ rồi.
Sống trên đời, biết cách chắp tay, cúi đầu cẩn kính
Thì mọi chuyện rồi sẽ ổn thoả thôi!
Khi nghe tới đây, thường tôi chỉ cười chứ ít khi trả lời.
Người ta thường nói, chân lý thì chỉ có 1, phương pháp thì khác nhau.
Nôm na như câu nói mọi con đường đều dẫn đến hồ gươm vậy. Đi đường nào quanh co 1 lúc rồi thì cũng đến đích.
Đường thẳng thì đến nhanh
Đường vòng thì đến chậm
Đường bê tông thì dễ đi
Mà đường đất thì bùn bám cản trở.
Thực tế trong việc tu tập, theo tông nào vốn không quan trọng, vì đích đến cơ bản là giống nhau. Tìm lấy sự giải thoát, truy được sự an nhiên.
Tông phái khác nhau cũng chỉ giống như con đường khác nhau vậy.
Vậy nên sẽ không có tông nào tốt nhất, mà chỉ có tông phái hợp nhất. Con đường nhiều duyên nhất để mỗi cá nhân đi mà thôi.
Người đời thường sa vào nghi thức, lậm vào những thủ tục.
Có những người chỉ sợ người khác không biết mình là người có tu tập - đi khoe khắp chốn rằng mình đang theo thầy nọ thầy kia
Có những người lại chỉ mải mê học những cái nhánh rẽ, nào là pháp ấn nào là bắt quyết, nào là tịnh chú.
Lại có những người bụng 1 trời kinh sách, nhưng hành xử lại như phương vô lại, tiểu nhân. Nơi chốn linh thiêng thì nở miệng phun hoa, lời vàng ý ngọc. Ra xã hội bên ngoài lại như phường vô lại, chửi thề vọng trời xanh .
Những người đó có lẽ đã quên mất cái tinh thần tối cao khi theo Phật là gì ? Có lẽ đã quên mất tại sao ta lại bén duyên với Phật.
Có lẽ họ đã quên
"Phật pháp bất li thế gian pháp"
Phật không chỉ hiển linh nơi chốn Chùa Đền, mà còn hiện hữu trong từng hành động của chúng ta vậy.
Chung ta tu tập, chúng ta theo Phật. Không phải để thể hiện, không phải để tỏ vẻ, cũng không phải để tụ tập cho vui hay để theo những lý thuyết giáo điều. Không phải để theo những nghi thức mà ta cho là "tốt" nhưng chưa thật sự "hiểu".
Chúng ta theo Phật để truy theo cái giáo lý tối cao của Ngài, để hiểu để giác ngộ, để biết thế nào là chân, thiện mỹ.
Chúng ta theo Phật để từ từ từng bước hoàn thiện những thiếu sót của bản thân.
Chúng ta theo Phật để hiểu thế nào là buông bỏ, để hiểu thế nào là nhân quả, để mài giũa trui rèn đi những góc cạnh, những nhược điểm của bản thân mình.
Và hơn tất cả chúng ta theo Phật, để tâm ta được an, để dạ ta được vui. Không truy cầu hết tham hết sân hết si, mà chỉ mong có thể cười an nhiên trong cuộc sống bon chen thường nhật.
Và khi đấy, tông nào cũng thế , phái nào cũng vậy.
Miễn là ta theo Phật, theo tinh thần của Phật. Thế là đã đủ rồi.
Sống trên đời, biết cách chắp tay, cúi đầu cẩn kính
Thì mọi chuyện rồi sẽ ổn thoả thôi!
Theo Thiên An
Bình luận bạn đọc
Không có nhận xét nào :