Âm nhạc Phật giáo hướng thiện cho con người

Nghệ thuật Phật phát phát triển rất mạnh mẽ và phong phú đa dạng, trài dài từ văn học, hội họa, kiến trúc, điêu khắc,... Và không thể thiếu đó là nền âm nhạc Phật giáo.



Âm nhạc Phật giáo kế thừa nền âm nhạc cổ điển Ấn Độ, xuất hiện vào khoảng 2000 năm đến 1500 trước Tây lịch. Đầu tiên là bộ SA-MA PHỆ-ĐÀ (Sàma-veda) nói về cách ca vịnh Lê-câu Phệ-đà, từ đó đặt ra nền tảng cho Thanh minh, Phạn bái. Phật giáo kế thừa phương pháp này và đặt ra Già-đà (Gàthà, Hán dịch là Cô khởi tụng). Về sau, ngài Mã Minh soạn hý khúc ca ngợi Đức Thích Tôn; ngài Long Thọ soạn các bài tán ca vịnh Kim cang.

Vào thế kỷ II, âm nhạc Phật giáo đã phát triển mạnh mẽ, đến thế kỷ V - VI thì rất hưng thịnh, truyền sang các nước Tây Vực, Trung Quốc, thúc đẩy nền vũ nhạc cung đình nhà Đường phát triển cao độ. Vở ca kịch đại quy mô đầu tiên của Phật giáo là Long vương chi hỷ (Nagananda) do vua Giới Nhật soạn vào thế kỷ VII. Đến đời vua Vũ Đế (nhà Ngụy, Trung Quốc), ông Tào Thực (Trần Tư Vương), một thiên tài về âm nhạc vốn rất say mê Phạn khúc, ông từng sáng chế pháp Phạn bái tại Ngư Sơn, huyện Đông A, tỉnh Sơn Đông. Nền tảng Thanh minh Trung Quốc từ đây mới được thiết lập, thay vì dùng cách ca xướng "Thất âm giai" như Ấn Độ thì Trung Quốc dùng "Ngũ âm giai". Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều Phạn bái Ấn Độ, như Thanh minh của Nhật Bản hiện đại vốn thuần túy Phật giáo, không bị dân gian hóa như Phạn bái của Trung Quốc.

Ngoài Phạn bái của Trung Quốc thì âm nhạc Phật giáo không có sáng tạo nào lớn. Năm 736, ở Nhật Bản có truyền bá một nghiên cứu về vũ nhạc Ấn Độ của một vị tăng thuộc nước Lâm Ấp (tên một nước nhỏ ngày xưa, có lẽ là ở vùng miền Trung Việt Nam hiện nay) tên là Phật Triết (Fattriet), rất nổi tiếng. Các nước Thái Lan, Campuchia cũng có sử dụng vũ nhạc với nhạc khí khác với hình thái nguyên thủy ở Ấn Độ, phần lớn là dùng nhạc khí thuộc hệ thống Nam Dương.


Âm nhạc Phật giáo phát triển theo sự truyền bá giáo lý, truyền đến các nước Đông Nam Á và mang tính chất đặc thù của mỗi dân tộc. Các nước Phật giáo theo hệ Bắc truyền thì ngoài những loại hình âm nhạc mang tính chất phổ cập, Phạn bái được sử dụng rất sinh động trong nghi thức lễ tụng, mỗi miền có mỗi âm điệu riêng biệt, vừa sáng tạo, thiền vị, vừa dễ thu phục lòng người.

Nhạc khí được sử dụng trong âm nhạc Phật giáo cũng rất đa dạng. Thông thường có ba loại : Huyền (Vìn念224;), quản (Vamﳹì) và đả (Dundubhi). Từ thế kỷ II về sau có sử dụng thêm đàn Tỳ bà 5 dây, hoặc Trang-ân (Tsaun, xưa có 7 dây, nay thường dùng 13 dây). Khi âm nhạc Phật giáo truyền sang các nước khác thì thường sử dụng kết hợp với các nhạc khí đặc biệt của mỗi dân tộc, như Ngạc cầm (Magyun) của Miến Điện; tang, linh, mõ, khánh, bạt… của Tây Tạng, Trung Quốc, Việt Nam.

Tóm lại, Phật giáo có một nền âm nhạc lâu đời, lại có đặc điểm là rất thuần túy, dù bị biến thể qua sắc thái của mỗi dân tộc, nhưng âm nhạc Phật giáo chính là lễ giáo, nhằm dắt dẫn con người hướng thiện, chứ không kích động hoặc ru ngủ người đời vào cảnh túy sinh mộng tử.
Theo Thích Nguyên Hiền
Bình luận bạn đọc
  • Facebook Chỉ chấp nhận bình luận Tiếng Việt có dấu

Không có nhận xét nào :


Tiêu điểm

Thời Sự