Bạn có biết, món ăn nào chỉ cần nhắc là biết của núi rừng Tây Bắc?

Tây Bắc là cái nôi của các dân tộc thiểu số như Thái, Tày, Mường, Dao, Mông, Lô Lô, Hà Nhì... Một trong những sắc thái văn hoá dân tộc độc đáo của họ là những món ăn truyền thống nổi tiếng chỉ có ở vùng này. 

Người dân Tây Bắc thường thưởng thức những món ăn truyền thống của mình trong không gian và không khí cộng đồng như tại các lễ hội, tại các chợ và đặc biệt là vào ngày Tết nhân dịp năm mới xuân về. 
Phần lớn khẩu vị của người tây bắc là thích những gì đậm đà vì vậy phần lớn các món ăn nổi bật của người vùng Tây Bắc đểu mang lại cho người thưởng thức những ấn tượng rất khó quên.

Món canh da trâu
Da trâu sau khi giết được lột và thui sạch lông rồi gác trên gác bếp cho khô. Để chế biến món canh nấu với bon, người Thái lấy số da khô vừa đủ đốt cho cháy sùi ra, cạo sạch đến khi trông miếng da có màu vàng ươm, mùi thơm phức. Sau khi nướng giòn tan, miếng da được bẻ thành từng miếng nhỏ bỏ vào nồi bon đun nhỏ lửa cho đến nhừ. 

Trước khi bắc xuống người ta thêm gia vị vào nồi canh bon này. Nồi canh bon đúng nghĩa là phải có đủ 30 loại gia vị mang hương vị núi rừng Tây Bắc trong đó gồm những gia vị dễ nhận biết như sả, cà đắng, hạt tiêu, mắc khèn. Món ăn bổ dưỡng nhưng đậm đà hương vị núi rừng này để lại cảm giác khó quên cho nhiều thực khách.


Rượu sâu chít



Đến với Tây Bắc sẽ là thiếu xót nếu như không thưởng thức một loại rượu ngon nổi tiếng mà người dân địa phương gọi nôm na là rượu sâu chít.





Đây là loại rượu phổ biến nhất ở vùng phía tây bắc tổ quốc...các dân tộc như Dao, Nùng, Tày, Thái, Giáy…đều sử dụng nó....



Về tên gọi theo như người dân địa phương thì, thức uống này còn có tên gọi khác: Bạch trùng thảo, Đông trùng hạ thảo. Xuất xứ của hai cái tên chữ cũng như tên gọi nôm na đều xuất phát từ một loại sâu ngâm rượu. 


Chít là tên một loại sâu sống trong thân cây chít- cây bông đót, mọc hoang ở các triền núi đá vôi nối tiếp nhau trải dài bất tận ở miền Tây Bắc. Bạch trùng thảo là loại sâu trắng ký sinh trong loài cỏ lau. Đông trùng hạ thảo là loại sâu mùa đông chỉ là ấu trùng ở nụ mầm cây chít, nhưng sang mùa hạ phát triển thành sâu, chờ đợi đến ngày chui ra khỏi thân cây chít để hóa thành bướm, mở đầu cho một vòng đời mới…

Hương vị của rượu sâu chít không có vị tanh và cực kì đậm đà. Điểm đặc biệt của rượu sâu chít là ngâm với rượu San Lùng, hay các loại rượu khác như Mường Khương, Bắc Hà, Mai Hạ… uống nhiều hay ít đều không nhức đầu. Hơn thế nữa, nếu lỡ uống say, khi tỉnh dậy vẫn thấy tinh thần sảng khoái, người khỏe ra sau một giấc ngủ dài, đó là điểm thu hút bất kì vị khách nào khi thưởng thức nó.

Cơm lam

Có lẽ những ai đã từng đến Tây Bắc thì không thế quên được hương vị của cơm lam, một chút nhẹ nhàng thanh thoát tinh tế khác hẳn cơm lam ở hà nội hay đâu đó. Nguời dân tộc phía bắc từ Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái đều làm cơm lam. Ngoài cơm lam, họ còn có cả cá lam, chim lam, rau quả lam... Phải thừa nhận làm đồ ăn lam là một nghệ thuật tinh tế đặc biệt.




Chẩm chéo


Hầu như không có bữa ăn quan trọng nào của người Thái lại thiếu được Chéo, giống như một dạng muối vừng với người Kinh, đây là loại gia vị hấp dẫn. Quả Mắc Khén sau khi thu về, bắc chảo rang nóng. Tiếp đó, đưa vào giã thành bột mịn. Tuy nhiên để chế ra được hương vị thơm phức, chuyên dùng ăn với xôi nếp nương, còn phải qua nhiều công đoạn khác. Đó là dùng ớt khô bỏ hạt nướng giòn, muối rang, rau mùi tầu xắt nhỏ rang khô, tất cả đều giã thành bột mịn. Sau khi trộn đều hỗ hợp trên thì tạo thành Chéo, một thứ bột mùi thơm hăng hắc nhưng lại dịu như vị ô mai và phảng phất chất núi rừng, thơm cay nồng nàn như hương hồi, quế.



Món cá nướng



Người ta dùng các loại cá bản to như chép, mè, trôi, trắm..., loại to khoảng 1-1,5kg, mổ đằng lưng, bỏ ruột, để ráo nước, sau đó xoa một lượt muối rang nổ vào bên trong cá. Gia vị bao gồm: Mắc khén, ớt tươi nướng, nghiền nát, hành tỏi, rau thơm rau mùi thái nhỏ... Tất cả trộn đều nhồi vào bụng cá, để một lúc cho ngấm gia vị, cá cứng; cặp dọc cá, nướng trên than hồng. Cá chín dậy mùi thơm rất riêng, rất độc đáo.



Tục ngữ người Thái có câu: “Pay kin pa, má kin lẩu” (đi ăn cá, về uống rượu), hàm ý bữa cơm tiễn người đi (chia tay) thì cần phải có cá, bữa cơm đón người về (sum họp) thì cần phải có rượu. Xem thế đủ biết những món ăn chế biến từ cá nói chung, món lạp cá nói riêng, có vai trò nhất định trong đời sống giao tiếp của xã hội Thái. Nó mặc nhiên đi vào vốn văn hoá dân gian, cả trong văn hoá ngôn ngữ lẫn văn hoá ẩm thực.

Món gà luộc chấm chéo tắp  

Cáy mọ là món thịt gà tra đủ các thứ gia vị, gói lá nướng vùi tro, miếng ăn thơm mềm, béo ngậy mà không ngấy.
Trong văn hóa ẩm thực, người Tây bắc giản dị, không mâm cao, cỗ đầy, không nem công, chả phượng. Người ta chú ý đến hương vị, cái chất của món ăn mà ít chú ý đến mỹ thuật bày biện, màu sắc của món ăn. Họ xem ăn uống là dịp để thể hiện phong cách ứng xử trong sinh hoạt cộng đồng, không lấy ăn uống làm chính mà lấy sự vui làm trọng. 

Đến với ẩm thực nơi đây, bạn sẽ không chỉ nhớ hương vị đặc biệt của núi rừng mà còn vấn vương với cảnh đẹp, với những con người chân chất, thật dễ thương tại Tây Bắc đấy.
Bình luận bạn đọc
  • Facebook Chỉ chấp nhận bình luận Tiếng Việt có dấu

Không có nhận xét nào :


Tiêu điểm

Thời Sự