Thơ ca

Dân tộc ta từ ngàn xưa đã xây dựng nên một kho tàng văn học, trong đó có thơ ca.Qua lao động, tình cảm, tình yêu thiên nhiên, tình yêu đôi lứa đã nẫy sinh chắt chiu những viên ngọc quý gom thành tuyển tập tục ngữ ca dao dân ca . Tôi không có tham vọng đánh giá bình phẩm về những viên ngọc quý đó, hơn nữa tôi không đủ trình hiểu hết màu sắc long lanh muôn hình muôn vẻ của thi ca mà ông cha ta để lại. Hôm nay được các sư huynh trong làng thơ kích lệ tôi xin mạn phép bàn về một khía cạnh nhỏ trong thi ca. Đó là tính chính xác trong thơ tình xưa và nay. Trong tuyển tập tục ngữ ca dao dân ca có bài. Trời mưa trời gió Xách đó đi đơm Về nhà ăn cơm Trở ra mất đó Kể từ ngày mất đó đó ơi! Đó không phân qua lại một lời cho đây hay! Anh nông dân đi đơm đó bắt cá trong thời tiết khắc nghiệt mưa gió bão bùng mà không ngơi nghỉ. Về ăn cơm một loáng trở ra mất đó. Tôi thiết nghĩ bài thơ của ông nông dân chỉ đến đó thì nó đã chết yểu từ lâu mà ta không hề biết. Thế nhưng trong điều kiện khó khăn ,vất vã, đen đủi , anh ta nhớ tới người yêu như một lời động viên. Kể từ ngày mất đó đó ơi! Đó không phân qua lại một lời cho đây hay! Hai câu sau đã sáng bừng lên tạo cho bài thơ long lanh một màu ngọc bích. Cái chính xác câu từ bằn từ “ đó “về nghĩa đen,anh ta không thể gọi người



yêu đã đi lấy chồng bằng em, bằng mình được. vậy là từ đó đơm trong một điều kiện và hoàn cảnh nhất định anh đã chuyển thành đó đây, từ mất một vật hữu dụng chỉ hai từ anh đã cho độc giã biết rằng anh mất cả người yêu. Cái còn quý hơn giá viên ngọc đó, là nhân sinh quan của anh nông dân . Mất người yêu anh vẩn mong muốn cho Người yêu hạnh phúc mà không hề trách móc. Chỉ phân vân sao không nói một lời cho anh khi tình yêu tan vỡ. cũng trong tuyển tập còn một bài còn ngắn hơn hay hơn ở khía cạnh khác. Trời mưa gió rét kìn kìn! Đắp đôi giãi yếm hơn nghìn chăn bông! Chỉ một từ” đôi” diễn tả hai người úp mặt vào nhau đắp chung giải yếm. khi tình yêu kết quả, tình yêu chân chính đã vượt qua dông tố của cuộc đời dù cho hoàn cảnh khốc liệt đến đâu cũng không ngăn cản được. Tính chính xác không thể làm cho bài thơ gò bó đơn nghĩa mà ngược lại có tính chính xác trong thơ mới nói hết được những gì thơ muốn nói mới toát lên nghĩa bóng của tiếng mình. Mới nói được , vẽ được ánh sáng lung linh của viên ngọc quý mà chỉ tiếng việt mình mới có, tiếng nói dân tộc ta. Tiếng nói việt nam. Phát huy cái tinh túy của nghệ thuật thơ ca của ông cha ta để lại văn học viết thời kỳ trung đại đã áp dụng, nâng cao, tìm kiêm, phát minh, hầu hết các phương pháp nghệ thuật đạt đến độ tinh xảo, đưa nền văn học việt nam ta xứng ngang tầm thế giới. trong đó có tính chính xác của văn thơ, mà truyện kiều nguyễn du là đại diện cho nền văn học đó.Nguyễn du không chỉ luôn luôn đặt những từ, những ý, những khoảng khắc thời gian, những hoàn cảnh nhân vật chính xác vào văn phong tác phẩm của mình, mà còn đặt cả Ca từ vào câu chính xác, vỹ nhân đặtcả câu thơ hay Long lanh đáy nước in trời. Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng! Một cách chính xác vào thời điểm không gian,thời gian, một khoảnh khắc tự do khi thúc sinh được về với nàng kiều, câu thơ tả cảnh đã ôm trọn khối tình của tình yêu đôi lứa . Đặt tình yêu đôi lứa thầm kín vào cảnh đẹp thiên nhiên. ý tại ngôn ngoại nâng câu câu thơ đẹp đẽ môt cách ngỡ ngàng.
Bình luận bạn đọc
  • Facebook Chỉ chấp nhận bình luận Tiếng Việt có dấu

Không có nhận xét nào :


Tiêu điểm

Thời Sự