Cẩm nang sống xa nhà dành cho sinh viên năm nhất

Khi bắt đầu bước vào cuộc sống tự lập ngoài việc phải chuẩn bị đầy đủ hành trang nhập học các tân sinh viên còn phải học cách chi tiêu thông minh, tiết kiệm để đảm bảo tài chính cho suốt những năm ngồi trên ghế giảng đường.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi và văn bản

NHỮNG BÀI HỌC TIẾT KIỆM TÀI CHÍNH DÀNH CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT

Đến thời điểm này, hầu hết các tân sinh viên đã bắt đầu trải nghiệm cuộc sống tự lập, xa nhà. Bước chân vào môi trường mới với nhiều tự do và thú vui, rất nhiều bạn sinh viên đã “vung tay quá trán”, chi tiêu không kiểm soát, dẫn đến tình trạng “no dồn, đói góp” có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập. Vì vậy, khi chuẩn bị hành trang nhập học, các bạn tân sinh viên cần phải trang bị thêm các giải pháp chi tiêu thông minh, giúp tiết kiệm chi phí hàng ngày…để đảm bảo cuộc sống theo đúng chi phí được cấp. Cụ thể những bài học tiết kiệm như sau:

1. Ở ký túc xá hoặc chia sẻ phòng trọ

Tiền phòng trọ luôn chiếm khá nhiều trong chi phí chi tiêu hàng tháng, vì thế cách tốt nhất để tiết kiệm khoản chi này là các sinh viên chọn lựa ở ký túc xá hoặc chia sẻ phòng trọ với những người bạn cấp 3. Ở ký túc xá ưu điểm là rẻ, an ninh tốt, gần nhiều bạn bè nhưng hơi bất tiện về giờ giấc, nấu ăn, sinh hoạt và không phải ai cũng được ở. Những bạn sinh viên không thuộc trường hợp trên có thể chia sẻ phòng trọ với nhóm bạn mình. Tùy diện tích từng phòng mà các bạn tân sinh viên có thể chọn lựa và chia tiền phòng với người bạn của mình. Bạn cũng có thể ở ghép với người đã thuê phòng từ trước, những tin này và những thông tin cho thuê phòng trọ đăng rất nhiều trên mạng internet hoặc trên một số báo.

2. Làm bạn với thư viện

Giáo trình và sách tham khảo luôn ngốn rất nhiều tiền bạc của sinh viên. Vì vậy, các sinh viên chỉ nên mua những cuốn sách thực sự cần thiết, những cuốn sách học tập chuyên ngành có thể mượn tại thư viện của trường. Hầu hết các thư viện của trường đều có giáo trình và sách để cho mượn, tuy nhiên cần phải nhanh chân vì số lượng giáo trình không nhiều. Để làm thẻ thư viện trường chỉ cần có thẻ sinh viên và đóng khoản lệ phí khoảng 20.000 – 30.000đ/năm. Thư viện trường không chỉ là nơi để đọc và mượn sách mà là nơi lý tưởng để học tập, truy cập thông tin internet, học qua đầu video, cát – sét, băng đĩa tài liệu khoa học… Ngoài ra, sinh viên có thể đến thư viện công cộng tại thành phố đang sống, chẳng hạn như:
- Thư viện Tổng hợp TP.HCM (69 Lý Tự Trọng, Q.1): Chỉ cần đem theo chứng minh thư hoặc hộ khẩu để làm thẻ, phí đọc và mượn sách: 40,000đ/năm.
- Thư viện Hà Nội (47 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội): Chỉ cần đem theo chứng minh thư hoặc hộ khẩu để làm thẻ, phí đọc và mượn sách: 40,000đ/năm, phí làm thẻ 20,000đ, tiền cược sách 100,000đ/thẻ.
- Thư viện quốc gia Việt Nam (31 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội): Chỉ cần đem theo chứng minh thư hoặc hộ khẩu để làm thẻ, lệ phí: 120,000đ/năm.

3. Tiết kiệm chi phí đi lại

Nếu ở gần trường tân sinh viên nên chọn phương tiện di chuyển chính là xe đạp, nếu cách trường 1 vài cây số, thuận lợi đi xe bus thì bạn nên chọn phương tiện này để đi lại với chi phí không hề đắt đỏ, bởi hầu hết các tân sinh viên đều được miễn giảm phí khi sử dụng dịch vụ vé xe bus này. Theo nguồn tin tức sinh viên, các bạn tại Hà Nội có thể tham khảo tại: http://www.transerco.vn/ và các điểm bán vé tháng. Tại TP. Hồ Chí Minh, tham khảo thêm tại http://www.buyttphcm.com.vn/

4. Hạn chế ăn quán xá, tự nấu ăn để đảm bảo tài chính

Để tự nấu ăn, các tân sinh viên cần đầu tư một khoản ban đầu để mua dụng cụ nấu nướng nhưng chi phí đó sẽ rất rẻ so với chi phí bạn đi ăn ngoài. Đồng thời việc tự nấu ăn bạn sẽ có thể nấu những món ăn mình thích, lại đảm bảo được vệ sinh ăn uống. Mặt khác bạn có thể cùng những người ở phòng trọ của mình nấu nướng, dọn dẹp và rửa bát. Tiền mua thức ăn góp theo tháng, nếu thiếu thì góp thêm, thừa thì để sang tháng kế tiếp.

Trên đây là những bài học về chi phí tiết kiệm cuộc sống hàng ngàu của tân sinh viên, trên thực tế cũng còn rất nhiều khoản cần tiết kiệm như chi phí sử dụng điện thoai hay mua sắm vận dụng quần áo, mỹ phẩm,… Tuy nhiên dù bất khi phải chi tiêu cho khoản tài chính nào thì bạn cũng nên cân đối thu chi, làm sao để tiết kiệm nhất, tự rèn cho mình tính chủ động, không chỉ có lợi ích cho thời điểm hiện tại mà cả ở tương lai sau này.

II. CẨM NANG KIẾM VIỆC CHO SINH VIÊN ĐI LÀM THÊM

1. Các bạn sinh viên đi làm thêm, luôn nhớ trong đầu những nguyên tắc:

Không bao giờ tham gia những công việc như nhập liệu máy tính tại nhà, Cộng tác viên (CTV) bán hàng (Đây gần như là hình thức bán hàng đa cấp). Nhân viên Chăm sóc khách hàng (CSKH) của những công ty viễn thông lạ.

2. Tuyệt đối không tham gia bất kì công ti bán hàng đa cấp (BHĐC) nào.

 (BHĐC) thực ra là một mô hình phổ biến ở nước ngoài, nhưng tại Việt Nam vì vấn đề quản lý còn lỏng lẻo, rủi ro rất cao. Nên tốt nhất không tham gia. Không khuyến khích tham gia làm cộng tác viên, nhân viên tư vấn của các trung tâm anh văn, vì thu nhập hầu như bằng không.
Nếu như có ai đó inbox cho bạn dạng "chào bạn, mình là..., mình có vài dự án...., mình có xem qua profile bạn, thấy bạn là người đam mê kinh doanh,.... mình gặp nhau nói chuyện,...." Đây 99% là đa cấp.... hoặc ở trạm bus có người lân la lại rủ rê đi hội thảo, gặp gỡ doanh nhân thành đạt này kia thì đích thị là đa cấp.

3. Tuyệt đối không tham gia các Group làm việc TẠI NHÀ HÀNG do một số bạn đứng ra tuyển dụng. 

Nếu có nhu cầu làm nhà hàng, các bạn đến trực tiếp nhà hàng đó và nộp hồ sơ (Thường nằm ở tầng hầm). Vì những bạn đứng ra tuyển người làm việc giống 1 người môi giới, ăn bớt lương của các bạn. Lương ca nguyên ở Nhà Hàng giao động từ 110k->130k, ca gãy 90k->100k (Tất nhiên có bao cơm). Cái này CỰC KÌ LƯU Ý để tránh kẻ gian lợi dụng sự ngây ngô của các bạn mà ĂN BỚT TIỀN. Tuy nhiên sau khi đi làm nhiều nơi, kinh nghiệm rút ra cực không đã mới đi làm nhà hàng, vì công việc RẤT CỰC so với công các bạn bỏ ra.

4. Các công việc lương khá tốt, thích hợp cho những bạn sinh viên mới vào trường là: Làm việc tại trà sữa; tại các cửa hàng tiện lợi như B's Mart, Circle K, Shop&Go. KFC, Lotteria (Đối với KFC và những cửa hàng fastfood, thường thì người ta không treo bảng tuyển dụng, bạn nộp trực tiếp tại quầy tính tiền nhé).

5. Mức lương được xem là "tạm chấp nhận" đối với Partime (làm việc từ 4->6h/ngày) là 10k->12k. Còn đối với Fulltime (8h/ngày) từ 12k->15k. Dưới mức lương này thì không nên làm!

6. Sau cùng, không có việc nào NHẸ-KHỎE mà lương CAO hết. Nếu muốn kiếm tiền phải chịu cực! Và công việc nào chưa làm mà bắt các bạn nộp tiền thì tuyệt đối KHÔNG LÀM!

III. CẢNH GIÁC:
- 1: Nhà trọ:
1 đống giấy dán ở cột điện, cột đèn cho thuê nhà trọ ( mới xây, giá rẻ,...) toàn lừa đảo.
- 2: Tăm xỉa răng tình thương
Lừa đảo nhé! Nhiều bạn nhẹ dạ, tốt bụng, từ chối cũng k dám từ chối. Thôi thì thế này, ai mới bạn như vậy, cứ nói: "a/c tốt quá, em cũng có dự án từ thiện, a/c cho e mượn CMND với cho sdt. em có anh CA làm bên phường đang cần tìm bạn làm từ thiện, e đưa thông tin a.c cho ảnh." bạn không cần né nó, nó tự né bạn và biến mất.
- 3: mất bóp, mất này nọ xin tiền đi xe bus
Cũng lừa đảo, tuần mất vài lần chứ không gì 🙂 luôn đeo khẩu trang nói chuyện. bạn thích thì cho, không thì thôi.
- 4: nhờ mở điện thoại dùm
em ơi em biết xài điện thoại này không, mở dùm chị, chị k biết xài,... vv.. Tuyệt đối trách xa, không cầm tới cái điện thoại. muốn mở cứ vào tiệm sửa điện thoại mà nhờ, họ chuyện nghiệp hơn. Đi ngay lập tức đừng đứng lại nói chuyện phút giây nào.
- 5: đứa trẻ đi lạc nhờ dẫn đường trong tờ giấy hay này nọ.
Hãy dẫn nó lại CA Phường, CA sẽ lo chuyện còn lại. Đừng đi theo địa chỉ kia nếu không muốn mất xác
- 6: Đi xe bus bị người lạ nhận người thân, bắt cóc:
cái này điều đầu tiên phải bình tĩnh, không làm được thì thua 🙂 người lạ bắt chuyện đừng vội khai thông tin, cứ nói tên giả. khi bị nhận người thân Câu đầu tiên cứ hỏi nó: tao họ tên gì,quê ở đâu? cha mẹ tao làm gì? ....cứ nói to lên, nói nó là bọn bắt cóc, tự nhận người thân cho người ta cứu. bình tĩnh mới thoát được. An toàn nhất là luôn luôn ngồi chung ghế đã có 1 người ngồi trước., gần bác tài hoặc lơ xe nhất.
- 7: ai đi xe hơi, dừng lại gần bạn, lú đầu ra kêu bạn lại gần để hỏi đường. Luôn giữ khoảng cách và cứ kêu họ nói lớn lên chứ đừng nhẹ dạ mà lại gần.
-8: Thế giới di động, FPT, Honda có ctrinh khuyến mãi, cmt, tag này nọ để nhận khuyến mãi này nọ.
Lừa đảo. thông tin khuyến mãi chỉ có ở trang web chính thức của các công ty. nơi khác đăng là lừa đảo
- 9: Tuyển lao động phổ thông, giữ xe, bảo vệ,.. ở big c, coop mart, TGDD, vv...ca 8h/ 10h/ 12h...bao ăn ở... là lừa đảo. Chỉ vào trang web chính thức của các CTY trên mà xem. nơi khác đăng tuyển dụng, đừng tin 🙂

IV. BÀI HỌC QUAN TRỌNG CHO CÁC BẠN SINH VIÊN

***Bài học 1: Cái gì cần học nhất thời sinh viên?
Trước khi là sinh viên, chúng ta đã bỏ ra 12 năm phổ thông để học làm người (dù không ít người lầm tưởng đây là quãng thời gian thu nạp kiến thức, và họ cố nhồi nhét con em họ bằng đủ mọi thứ kiến thức trên đời, từ vi phân cho tới benzene, để rồi cuối cùng xã hội chứng kiến không ít kẻ thích trò xả ammoniac ra đường).
Giờ giả sử ta đã học làm người xong ở 12 năm này. Khi lên đại học, ngoài kiến thức chuyên môn bắt buộc phải có, thì có một thứ mà ta cần phải học (dù lại chẳng ít người quên lãng để rồi hối tiếc).
Tôi muốn nói với bạn rằng, hãy học Anh văn đi, đó là thứ quan trọng lắm đấy!
Tôi biết không ít người cho rằng đây là thứ ai cũng biết, nhưng này, không phải ai cũng chịu làm một cách nghiêm túc đâu. Đừng ru rú ở nhà, hãy học đi, học ngay đi! Nếu có tiền thì vào trung tâm học, bập bẹ được vài câu thì có thể xin làm phục vụ cho các nhà hàng quán ăn dành cho Tây, nhiều cách… Hãy đảm bảo tiếng Anh của bạn tốt nhé, bởi đó là một dấu cộng khá quan trọng trong quá trình tìm việc hay tự kinh doanh sau này đấy!

***Bài học 2: Xây dựng thương hiệu cá nhân
Cũng không hẳn là thương hiệu cá nhân gì ghê gớm, mà là một sự nhận diện của mọi người về bạn. Đơn giản là bạn tạo nên một profile của bạn trên các công cụ internet, các mạng xã hội, thậm chí là namecard chẳng với chức danh gì cả, chỉ để người khác liên lạc với bạn dễ hơn thôi.
Bạn nên thống nhất chung một tên gọi/nick name từ yahoo, google, skype cho tới các mạng xã hội… tất tần tật đều chung một nick, một profile như nhau.

***Bài học 3: Đừng quá tin vào những gì người khác nói, cho dù người đó có “khủng” cỡ nào đi nữa. Hãy bình tĩnh đọc và đúc kết, đừng quá lụy. Quan điểm của bạn đâu? Lập trường của bạn đâu?

Chúc các bạn thành công!

Nguồn Nghĩ Giàu - Làm Giàu
Bình luận bạn đọc
  • Facebook Chỉ chấp nhận bình luận Tiếng Việt có dấu

Không có nhận xét nào :


Tiêu điểm

Thời Sự