Nam sinh 16 tuổi viết thư tuyệt mệnh rồi nhảy lầu tự tử - Lỗi do ai?

Một học sinh nam 16 tuổi ở trường THPT Nguyễn Khuyến (Quận Tân Bình, TPHCM) đã viết thư tuyệt mệnh rồi nhảy lầu tự tử. Áp lực học hành đang phá hủy mầm non tươi xanh của đất nước. Vậy lỗi do ai?
Ảnh: Internet
"Một người bạn học đã can ngăn em, nhưng em không trả lời, chỉ cười rồi khóc. Sau đó em bất ngờ lùi lại, rồi chạy tới phía trước, lao mình xuống sân trường. Trong thư tuyệt mệnh, em cho hay nguyên nhân là do áp lực trong học tập, điểm số và áp lực từ gia đình muốn em được học lớp đứng đầu khối 10."

Ngày nay người lớn hay “dọa” trẻ con lười học rằng: “Con mà không học hành cho tử tế thì sau này đi quét rác à?”, … “đi bán vé số à?”, hay nói thẳng luôn là “không học thì cạp đất mà ăn!”.

Trong ý thức của bọn trẻ, đi học là để sau này kiếm tiền. Vẫn là cái tư duy rằng không có tiền thì không thể sống được ở trên đời. Ở xã hội cởi mở như nước Mỹ, đã có phong trào từ bỏ lối sống quen thuộc để chứng minh tiền không phải là điều kiện cần để chúng ta sinh sống. Và họ đã làm được điều đó.

Tất nhiên, việc làm lụng kiếm tiền và lo cho đời sống đầy đủ hơn là việc làm chính đáng. Nhưng từ khi chúng ta tự biến mình thành nô lệ của đồng tiền thì đó là lúc chúng ta đã tước bỏ sự an nhiên tự tại của mình, tước bỏ đi sự lựa chọn của thế hệ trẻ. Và các em lớn lên với một suy nghĩ cố hữu rằng đi học là để kiếm việc nhiều tiền sống cho tử tế.

Nhưng, sinh ra là con người, thì trước tiên phải biết làm người. Đi học là để biết được cái Đạo làm người cho phải, để không biến cuộc sống làm người của mình thành phí phạm như cụ Phan Bội Châu đã từng viết:

…Sống tưởng công danh, không tưởng nước,
Sống lo phú quý, chẳng lo đời.
Sống mà như thế, đừng nên sống!
Sống tủi làm chi, đứng chật trời.

Nếu học sinh đi học biết được “tiên học Lễ, hậu học Văn”, người thầy cũng biết làm đúng trách nhiệm và sứ mệnh của mình, thì làm gì có sự rối loạn như nền giáo dục ngày nay của chúng ta.

Dù có cải cách thế nào, tăng thêm biết bao kiến thức, kỹ năng cho học sinh vào trong chương trình học. Thì chỉ khi nền giáo dục vẫn giữ được tôn chỉ và quan điểm truyền thống tốt đẹp của tiền nhân, lúc đó giáo dục mới thật sự là sức mạnh vô địch của một quốc gia.

Bao nhiêu thế kỷ đã qua đi, trải qua biết bao biến thiên, thịnh suy, những quan điểm văn hóa truyền thống nào còn giữ được tính đúng đắn của mình thì chúng ta không nên quay lưng lại hay thay đổi. Bởi nó đã được thử qua phép thử của thời gian, và đó là phép thử chính xác nhất.


Tổng hợp từ DKn
Bình luận bạn đọc
  • Facebook Chỉ chấp nhận bình luận Tiếng Việt có dấu

Không có nhận xét nào :


Tiêu điểm

Thời Sự